Robot chinh phục Đảo Chè - PGD Thanh Chương Nghệ An
Ngày 15/6-16/6 vừa qua Kidscode cùng PGD Thanh Chương tổ chức thành công cuộc thi “Robot bơi” cho học sinh 20 trường trong huyện.
Ốc đảo chè ở xã Thanh An, Huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An đang nổi lên là địa điểm du lịch hấp dẫn hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Loại hình du lịch được yêu thích nhất ở đây là đi thuyền tham quan các đảo, trên thuyền du khách có thể thư thái thưởng ngoạn những khung cảnh nên thơ hữu tình tại các “ốc đảo”.
Hình ảnh Đảo chè nhìn từ trên cao xuống
Lấy ý tưởng từ loại hình du lịch yêu thích đó PGD đã tổ chức cuộc thi Sáng tạo Robot STEM cho các em Tiểu Học và THCS với chủ đề :Robot chinh phục đảo chè. Cuộc thi tạo ra sân chơi cho các em học tập trao đổi kinh nghiệm lập trình điều khiển robot.
Cụ thể, mô hình sân thi đấu được xây dựng trên một bể bơi có các đảo nổi và chìm (mê cung trên mặt nước), đích đến sẽ là một mô hình đảo chè ở giữa, Robot sẽ bơi từ vạch xuất phát đi vào giữa sao cho vừa tránh vật cản vừa đi đúng theo đường đi ngắn nhất. Học sinh THCS có nhiệm vụ lập trình điều khiển sao cho Robot từ ngoài mê cung nổi, theo đường đi đã định sẵn để vào tới vị trí trung tâm của mê cung, còn học sinh Tiểu học sẽ sử dụng điện thoại di động điều khiển robot thay vì phải lập trình (có thể lập trình sử dụng cảm biến siêu âm hỗ trợ việc điều khiển tránh vật cản). Khi Robot của một đội vượt qua mê cung tới trung tâm trong thời gian ngắn nhất thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
Mô hình sân thi đấu mô phỏng Đảo chè rất sinh động
Tham gia cuộc thi có 32 đội thi chia thành 4 bảng (tiểu học 2 bảng, THCS 2 bảng) thi đấu qua 3 vòng: vòng loại, bán kết, chung kết. Mỗi vòng gồm 2 phần thi: lập trình robot tự động và robot điều khiển 15 phút, chinh phục đảo chè 5 phút. Mỗi đội thi có tối đa 3 thí sinh.
Các em được sự hỗ trợ của Kidscode tự lâp trình điều khiển robot vượt đảo chè.Nguồn ảnh Báo Nghệ An
Cuộc thi đã khích lệ tinh thần ham học hỏi đam mê nghiên cứu khoa học cho các bạn nhỏ và cũng là thành quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của các thầy cô giáo trong việc đưa “Giáo dục STEM” đến gần hơn các em học sinh trường làng.